Các yêu cầu
Người đại diện
1.
Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy (Bản gốc )
2.
Giấy chứng nhận đầu tư (Bản sao không cần chứng thực)
được xác nhận bởi chủ đầu tư (công ty)
3.
Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình (Bản sao không cần chứng thực)
được xác nhận bởi chủ đầu tư (công ty)
4.
Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở (Bản sao không cần chứng thực)
được xác nhận bởi chủ đầu tư (công ty) thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
Đối với trường hợp ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện
1.
Văn bản ủy quyền (Bản gốc )
Thời gian thực hiện
Thời hạn thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau đối với hồ sơ thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A; không quá 5 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và nhóm C;
Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thời gian xếp hàng:
Max. 15mn
Đứng tại bàn tiếp nhận:
Min. 5mn - Max. 15mn
Thời gian tới bước tiếp theo:
Max. 3 ngày
Căn cứ pháp lý
1.
Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/11/2001 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy)
Điều 15
2.
Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Các điều 13, 15
3.
Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Điều 7
Thông tin bổ sung
Số lượng hồ sơ: 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài, thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm duyệt phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch đó.
Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Thủ tục đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cơ sở) áp dụng đối với các dự án, công trình có từ hai bước thiết kế trở lên. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy sẽ có văn bản góp ý về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở.
Căn cứ vào tính chất, quy mô, phân cấp của dự án, công trình, cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy có thể là Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn, Bộ Công An hoặc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội. Chúng tôi chỉ giới thiệu tại đây trường hợp thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy tại Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội.